(Bài đăng trên Báo NIKKEI Nhật Bản, ngày 14/12/2016) Khoa Tiếng Nhật – Trường ĐH Ngoại thương
Trường Đại học Ngoại Thương được ví như trường “Đại học Tokyo của Việt Nam”
Trường ĐH Ngoại thương là trường đại học thuộc top các trường có điểm đầu vào cao nhất của Việt Nam. Với tổng số khoảng 500 sinh viên, tuy chỉ chiếm 5% tổng số sinh viên toàn trường, nhưng Khoa tiếng Nhật trường Đại học Ngoại Thương đã có những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy mối quan hệ Việt – Nhật và ngày càng được ưa chuộng. Trong các năm gần đây, không chỉ đào tạo tiếng Nhật, Khoa tiếng Nhật còn rất chú trọng tới việc cung cấp cho sinh viên kiến thức giao dịch thương mại dùng trong thực tế.
“Chúng ta hãy phục vụ khách hàng với tấm lòng trân trọng nhất. Các em hãy chào cúi người sâu, gập hông gần 90 độ”. Đó là một trong số nội dung bài giảng mà các tiếp viên của hãng Hàng không Nhật Bản JAL đã thực hiện tại trường Đại học Ngoại Thương vào ngày 6/12/2016 vừa qua.
Với suy nghĩ “trăm lần học không bằng một lần thực hành”, cô Trần Thị Thu Thủy (Trưởng Khoa tiếng Nhật, 44 tuổi) đã mời các tiếp viên hàng không đến giảng bài để truyền đạt cho sinh viênvề lòng hiếu khách và những nghi thức giao tiếp trong kinh doanh. Ngoài tiếp viên, Khoa còn mời các chính trị gia, doanh nghiệp và doanh nhân đến giảng bài. Nhật Bản là nước viện trợ ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) nhiều nhất cho Việt Nam. Số lượng thực tập sinh học kỹ thuật ở nhà máy và nông trại của Nhật cũng tăng lên. Số lượng lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản tính đến tháng 6 năm 2016 là 180.000 người, tăng gấp 3,4 lần trong vòng 12 năm. Ở Việt Nam, số lượng các trung tâm dạy tiếng Nhật tăng lên đáng kể, nhưng nếu các em muốn trở thành nhân lực cấp cao trong lĩnh vực thương mại thì các em cần trau dồi các kiến thức khác ngoài tiếng Nhật (theo Cô Trần Thị Thu Thuỷ – Trưởng Khoa tiếng Nhật). Trường Đại học Ngoại Thương bắt đầu dạy tiếng Nhật tại Việt Nam từ năm 1971, khi Việt Nam còn bị chiến tranh xâm lược. Trường là nơi tập trung nhiều sinh viên có học lưc tốt nên sau khi tốt nghiệp, 80% số sinh viên đạt chứng chỉ từ N2 trở lên (tương đương trình độ tiếng Nhật của sinh viên tốt nghiệp đại học hay trình độ trung cấp của người đi làm). Tuy nhiên, do kỹ năng làm việc thực tế còn thấp nên số sinh viên chuyển việc rất đông. Cô Trần Thị Thu Thuỷ là người rất thành thạo tiếng Nhật, cô đã có 8 năm du học ở trường đại học Keio và trường Đại học Hitotsubashi và từng làm phiên dịch của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Cô còn rất am hiểu về kinh tế và văn hoá Nhật Bản. Cô nói: “Người Việt Nam có xu hướng chuyển việc quá dễ dàng. Nếu sinh viên Việt Nam học được tinh thần nhẫn nại, nỗ lực làm việc tại một doanh nghiệp trong vòng ít nhất từ 3 đến 4 năm thì tôi nghĩ chắc chắn sẽ đạt được những thành công trong xã hội.”
Khoa tiếng Nhật trường Đại học Ngoại thương đang sử dụng rất nhiều sách giáo khoa khó mà ngay cả người Nhật cũng phải ngạc nhiên. Các sinh viên được cung cấp các từ chuyên ngành về kế toán, nghiệp vụ ngoại thương, không những thế còn được soạn thảo hợp đồng và thực hành đàm phán thương mại thực tế. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang gặp một số trở ngại, nhưng quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển sâu rộng. Số lượng sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương được tuyển dụng ở các cấp quản lý trong doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng tăng, và chắc chắc sẽ trở thành một phần quan trọng gánh vác cho sự nghiệp hợp tác và phát triển kinh tế.
Phần phát biểu của Cô Trần Thị Thu Thuỷ – Trưởng Khoa Tiếng Nhật
60% sinh viên tốt nghiệp làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản
90% sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương theo học chuyên ngành tiếng Anh nhưng tầm quan trọng của tiếng Nhật đang ngày một nâng cao. 60% sinh viên tốt nghiệp của Khoa tiếng Nhật làm việc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản ở Nhật và Việt Nam. Theo tôi, chìa khoá quan trọng của giáo dục trong thời gian tới là làm thế nào để trang bị cho các em những năng lực để trở thành nhà quản lý.
Chúng tôi đang tăng cường hoạt động thực tập cho sinh viên. Cho tới năm ngoái, chúng tôi đã cử sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp có nhà máy tại Việt Nam như Panasonic, Honda. Năm nay, chúng tôi đã phối hợp với một trường cao đẳng ở Osaka để đưa các em sinh viên sang Nhật cialis pas cher thực tập.
Nếu có nhiều nhân lực sử dụng thành tạo tiếng Nhật, tôi nghĩ việc giao lưu với các nhà nghiên cứu của Nhật sẽ trở nên dễ dàng hơn và có thể thực hiện các nghiên cứu có chất lượng như là vấn đề liên kết kinh tế Việt Nam – Nhật Bản. Trong 10 năm trở lại đây, số trường đại học tại Việt Nam tăng lên gấp 1,6 lần, nhưng chất lượng vẫn chưa tăng so với mong đợi. Tôi muốn trường đại học Ngoại Thương trở thành trường tiên phong trong quá trình đưa chất lượng đại học của Việt Nam sánh tầm Châu Á.